HIỆP HỘI BẢO HIỂM VIỆT NAM
Ngôi Nhà Chung Của Các Doanh Nghiệp, Tổ Chức Bảo Hiểm Hoạt Động Tại Việt Nam
1. Mục tiêu
Xây dựng doanh nghiệp Việt
Nam có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, cả nước có ít nhất 1 triệu
doanh nghiệp hoạt động, trong đó có các doanh nghiệp có quy mô lớn, nguồn lực mạnh.
2.
Nguyên tắc
- Nhà nước bảo vệ quyền sở hữu
tài sản hợp pháp và quyền tự do kinh doanh của người dân, doanh nghiệp theo quy
định của pháp luật.
- Chủ trương Nhà nước kiến tạo,
lấy doanh nghiệp là đối tượng phục vụ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư,
kinh doanh và phát triển để xây dựng.
- Bảo đảm sự ổn định, nhất
quán, dễ dự báo của chính sách; ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện môi trường
kinh doanh theo hướng thuận lợi, an toàn và thân thiện.
- Nhà nước bảo đảm quyền
bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp.
- Chính sách đặc thù để hỗ
trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới
sáng tạo.
- Khi ban hành và thực thi
chính sách phải bảo đảm xác định rõ mỗi nhiệm vụ có một đầu mối và người chịu
trách nhiệm.
- Điều kiện kinh doanh phải
rõ ràng, minh bạch, dễ thực hiện, có lộ trình phù hợp để sớm bỏ các loại giấy
phép con, phí, phụ phí bất hợp lý, đơn giản hóa khâu tiền kiểm, tăng cường hậu
kiểm.
- Ngăn chặn, phát hiện và xử
lý vi phạm đồng thời hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp tuân thủ các quy định của
pháp luật.
- Không hình sự hóa quan hệ
kinh tế, dân sự, đồng thời xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật.
- Tự hào dân tộc, ý thức
tuân thủ pháp luật, thực hiện liêm chính trong kinh doanh; xây dựng văn hóa
doanh nghiệp, đạo đức doanh nhân và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; cạnh
tranh lành mạnh, chia sẻ và liên kết hợp tác; đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực
cạnh tranh.
3.
Cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp
- Thực hiện Chính phủ điện tử
để công khai, minh bạch nhằm tạo Điều kiện cho doanh nghiệp giám sát hoạt động
của cơ quan nhà nước qua môi trường mạng. Công khai quy trình, thủ tục, Điều kiện
kinh doanh (nếu có), kết quả giải quyết kiến nghị, khiếu nại của doanh nghiệp
trên trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị mình.
- Thực hiện Quyết định của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn
2016 - 2020.
- Bộ Tư pháp tổng hợp tình
hình ban hành, thực hiện thủ tục hành chính tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương, đề xuất các giải pháp cải cách thủ tục hành chính báo cáo Chính phủ định
kỳ hàng quý.
- Bộ Nội vụ rà soát chức
năng, nhiệm vụ của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban
nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phân định rõ chức năng quản
lý nhà nước, không bỏ sót hoặc chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ. Xây dựng cơ
chế đánh giá và chế tài xử lý cán bộ, công chức trực tiếp giải quyết thủ tục
hành chính ở tất cả các cơ quan nhà nước từ cấp phường, xã trở lên.
4.
Tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới
sáng tạo
- Hỗ trợ doanh nghiệp khởi
nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo.
- Xây dựng cơ chế tạo Điều
kiện, hỗ trợ và khuyến khích hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi và đăng ký hoạt động
theo Luật Doanh nghiệp.
- Rà soát, đánh giá việc thực
hiện và đề xuất sửa đổi, bổ sung các chính sách đối với doanh nghiệp đầu tư vào
lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
- Tạo Điều kiện thuận lợi
cho doanh nghiệp tiếp cận đất đai và sử dụng có hiệu quả đất đai nông nghiệp.
5.
Bảo đảm quyền kinh doanh, binh đẳng tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư
trình Chính phủ Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tháng 7.
- Bộ Tài chính tháo gỡ khó
khăn về thuế, giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và
vừa, giảm 50% thuế thu nhập cá nhân đối với lao động trong một số lĩnh vực:
Công nghệ thông tin thuộc lĩnh vực công nghệ cao, ứng dụng công nghệ cao trong
lĩnh vực nông nghiệp, chế biến nông sản...
- Bộ Xây dựng sửa đổi các
quy định về cấp phép xây dựng để giảm thời gian cấp phép
- Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội rà soát, sửa đổi các quy định về lao động là người nước ngoài phù hợp
thị trường và quyền của doanh nghiệp, đơn giản hóa các thủ tục liên quan.
- Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam duy trì mặt bằng lãi suất thị trường ở mức hợp lý. Nghiên cứu, xây dựng cơ
chế chính sách hỗ trợ các mô hình hoạt động tài chính vi mô phát triển.
6.
Giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp
- Bộ Tài chính giảm tiền
thuê đất, chi phí chuyển đổi Mục đích sử dụng đất. Điều chỉnh mức phí đường bộ,
phí BOT; mở rộng chi phí được giảm trừ cho doanh nghiệp về các hoạt động nâng
cao năng lực, tư vấn hỗ trợ thủ tục cho doanh nghiệp, chi phí quảng cáo, tiếp
thị....
- Bộ Giao thông vận tải chủ
trì, phối hợp với Bộ Tài chính xem xét sửa đổi về giá và phụ thu ngoài giá dịch
vụ vận chuyển bằng đường biển.
- Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng phù hợp với năng suất lao động,
chế độ bảo hiểm xã hội hợp lý, hài hòa lợi ích của người lao động.
- Bộ Công an đề xuất sửa đổi
Điều kiện để kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy, loại bỏ những quy định,
Điều kiện hạn chế cạnh tranh, tạo Điều kiện để mọi doanh nghiệp tham gia cung cấp
dịch vụ trong lĩnh vực này.
7.
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp
- Thanh tra Chính phủ, đặc
biệt là thanh tra chuyên ngành, kiểm tra và kiểm toán theo hướng lồng ghép, phối
hợp và kế thừa kết quả hoạt động giữa các cơ quan. Công khai trước để tránh
trùng lặp, chồng chéo.
- Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam tổng hợp các kiến nghị, khó khăn và vướng mắc của doanh nghiệp
chuyển tới các cơ quan quản lý nhà nước để xử lý, giải quyết; định kỳ hàng
tháng báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối
hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam xây dựng và công bố Bộ chỉ số
đánh giá mức độ phát triển doanh nghiệp của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ.
Hoàng Duy