Hỗ trợ - Hotline +(84)43 9428 106

Bảo hiểm năng lượng tái tạo

Trong khi năng lượng mặt trời, gió và thủy điện hiện đang là những dạng năng lượng tái tạo tốt nhất trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp, thì chúng lại dễ bị tổn thương trước những thay đổi của thời tiết.

Bảo hiểm năng lượng tái tạo Các trụ quạt quay tuabin gió của nhà máy điện gió Mũi Dinh – Bình Thuận

Chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp hơn là điều cần thiết trong nỗ lực làm chậm sự thay đổi khí hậu và năng lượng tái tạo đóng một phần quan trọng trong việc này. Tuy nhiên, các nguồn năng lượng tái tạo phụ thuộc vào khí hậu và biến đổi khí hậu toàn cầu sẽ ảnh hưởng đến cơ sở năng lượng tái tạo.

Sản xuất điện gió bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của tài nguyên gió, tốc độ gió quyết định lượng điện năng gió tạo ra. Một số nguồn đã chỉ ra rằng biến đổi khí hậu đang bắt đầu thay đổi phân phối tài nguyên gió ở các khu vực trọng điểm và điều này có thể làm giảm các nguồn năng lượng tái tạo quan trọng ở một số nơi trên thế giới.

Sản xuất thủy điện bị ảnh hưởng bởi việc cung cấp nước, phụ thuộc vào lượng mưa, sự hấp thụ và bay hơi của nước trên bề mặt. Đối với năng lượng mặt trời, tồn tại mối quan hệ giữa nhiệt độ và hiệu suất quang điện, bên cạnh ảnh hưởng của độ lệch chiếu xạ.

Trong khi biến đổi khí hậu gây ra rủi ro về thể chất và trách nhiệm pháp lý, sự gián đoạn của năng lượng tái tạo sẽ làm tăng thêm rủi ro chuyển đổi. Khí hậu ấm lên có khả năng làm tăng mức tiêu thụ năng lượng của thế giới và việc chuyển ra khỏi nhiên liệu hóa thạch trong giai đoạn này sẽ tạo ra những vấn đề cần được giải quyết.

 Giải pháp bảo hiểm sản lượng điện gió theo tham số

Theo giám đốc điều hành Willis Towers Watson và người đứng đầu Giải pháp chuyển giao rủi ro thay thế (châu Á) Richard Zhang, điều này có nguy cơ đối với sự phát triển của năng lượng tái tạo.

Khi nói đến năng lượng gió, gió là nguồn nhiên liệu. Bạn có thể đầu tư 100 triệu đô la vào các trang trại gió để lấy năng lượng tái tạo nhưng nếu trong một vài năm, gió bị giảm, trang trại gió không thể di chuyển và đầu tư đã thất bại.

Chúng ta cần tìm một giải pháp cho loại rủi ro này vì nó ảnh hưởng đến niềm tin của nhà đầu tư vào các dự án năng lượng gió. Các ngân hàng sẽ phải cân nhắc khi giải phóng các khoản vay nếu rủi ro thời tiết như vậy không được giảm thiểu đúng mức.

 Ông Zhang nói rằng các dự án năng lượng tái tạo cần một cơ chế phòng ngừa rủi ro dài hạn để bảo vệ các nhà đầu tư và người cho vay trước các rủi ro thời tiết trong tương lai. Đối với năng lượng gió, trong khi nhà cung cấp có thể đảm bảo chất lượng của tuabin, nhưng tính nhất quán của gió thì không thể chắc chắn.

Ông nói rằng Willis Towers Watson, cùng với các công ty bảo hiểm tham số hàng đầu toàn cầu, đã phát triển một giải pháp để giải quyết rủi ro này được gọi là Giải pháp bảo hiểm sản lượng điện gió theo tham số. Về cơ bản, nếu sản lượng năng lượng, được tính với tốc độ gió là biến, thấp hơn ngưỡng xác định trước (ví dụ: dưới 85% sản lượng dự kiến), nó sẽ kích hoạt các khoản thanh toán bảo hiểm, ông Zhang nói.

 Tương tự, giải pháp này cũng là biện pháp bảo hiểm phòng ngừa thời tiết cho các hợp đồng tổng thầu và nhà cung cấp EPC bên cạnh các biện pháp bảo đảm thực hiện dự án mà các chủ dự án thường yêu cầu (hợp đồng tổng thầu EPC là loại hợp đồng xây dựng mà nhà thầu thực hiện toàn bộ các công việc từ thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công, cung ứng vật tư, thiết bị…).

Hỗ trợ giải pháp thời tiết cho đầu tư năng lượng tái tạo ở châu Á đang là một nhu cầu mạnh mẽ. Một số quốc gia ở châu Á, như Việt Nam, Thái Lan Indonesia và Nhật Bản, đã chứng kiến sự tăng vọt về số lượng kế hoạch cho các dự án năng lượng tái tạo. Sự gia tăng này có thể được cho là nhờ các chính sách của chính phủ hỗ trợ các dự án này.

Ông Zhang cho biết, chúng tôi đang chứng kiến sự đầu tư năng lượng tái tạo tuyệt vời vào Việt Nam. Việt Nam được coi là có tài nguyên gió tốt nhất ở Đông Nam Á, và chính phủ Việt Nam cam kết thúc đẩy năng lượng tái tạo.

FiT (Feed-in-Tariff) - là giá bán điện năng sản xuất ra từ nguồn năng lượng thứ cấp được cung cấp vào hoặc bán cho lưới điện - mới được phê duyệt gần đây là 0,085 đô la/kWh cho các dự án gió trên bờ và 0,098 đô la/kWh cho các dự án gió ngoài khơi. Việt Nam thực tế là một trong những thị trường nóng nhất ở châu Á về đầu tư năng lượng tái tạo.

Năng lượng tái tạo cũng đã được chọn tại Nhật Bản nơi Willis Towers Watson đang làm việc với một trong những nhà thầu EPC lớn nhất trong khoảng 20 dự án năng lượng gió.

Phương Dung lược dịch