HIỆP HỘI BẢO HIỂM VIỆT NAM
Ngôi Nhà Chung Của Các Doanh Nghiệp, Tổ Chức Bảo Hiểm Hoạt Động Tại Việt Nam
1. Sử dụng chỉ tiêu:
- Là công cụ hỗ trợ cơ quan
quản lý BH theo dõi, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, việc chấp hành
các chính sách, pháp luật của DNBH, chi nhánh nước ngoài nhằm phát hiện sớm
những dấu hiệu cần tăng cường kiểm soát trong công tác tổ chức triển khai hoạt
động kinh doanh BH từ đó có biện pháp xử lý kịp thời nhằm bảo vệ quyền lợi ích
hợp pháp của người tham gia BH và hoạt động an toàn, ổn định của DNBH, chi
nhánh nước ngoài.
- Là công cụ hỗ trợ các DNBH,
chi nhánh nước ngoài tự theo dõi, đánh giá quá trình hoạt động kinh doanh, nhận
biết được những dấu hiệu cần tăng cường kiểm soát để sớm có biện pháp xử lý kịp
thời và phát triển hoạt động an toàn, ổn định.
2.
Các chỉ tiêu định lượng và định tính chia
thành 4 nhóm:
a) Nhóm chỉ tiêu về vốn và khả năng thanh toán: bao gồm
các chỉ tiêu đánh giá việc đáp ứng quy định của pháp luật về vốn, dự phòng
nghiệp vụ và biên khả năng thanh toán; mức độ tương xứng giữa nguồn vốn chủ sở
hữu và quy mô hoạt động; mức độ lành mạnh về tài chính.
b) Nhóm chỉ tiêu về hoạt động nghiệp vụ KDBH: bao gồm các
chỉ tiêu đánh giá việc đáp ứng quy định của pháp luật về khai thác BH, triển
khai sản phẩm BH, tái BH, sử dụng kênh phân phối; khả năng duy trì và phát
triển hoạt động KDBH; hiệu quả của phương án tái BH; hiệu quả sử dụng kênh phân
phối; chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng.
c) Nhóm chỉ tiêu về đầu tư tài chính và chất lượng tài
sản: bao gồm chỉ tiêu đánh giá việc đáp ứng quy định của pháp luật về đầu tư
tài chính; chất lượng tài sản đầu tư.
d) Nhóm chỉ tiêu về quản trị doanh nghiệp: bao gồm các
chỉ tiêu đánh giá việc đáp ứng quy định của pháp luật về tổ chức hoạt động;
hiệu quả của hoạt động kinh doanh BH.
3. Các chỉ tiêu cần tăng cường kiểm soát
- Đối với các chỉ tiêu có kết quả đánh giá dựa vào giới
hạn biên độ: các chỉ tiêu này được coi là cần tăng cường kiểm soát khi có kết
quả đánh giá nằm ngoài giới hạn biên độ của chỉ tiêu đó theo quy định.
- Đối với các chỉ tiêu có kết quả đánh giá dựa vào tính
tuân thủ quy định pháp luật: DNBH, chi nhánh nước ngoài cần tuân thủ toàn bộ
các quy định của pháp luật về KDBH. Mỗi quy định của pháp luật tương ứng với
một chỉ tiêu. Chỉ tiêu được coi là cần tăng cường kiểm soát khi có kết quả đánh
giá là không tuân thủ hoặc tuân thủ một phần quy định pháp luật tương ứng với
chỉ tiêu đó.
4. Phân loại DNBH, chi nhánh nước ngoài
- Nhóm 1: gồm các DNBH, chi nhánh nước ngoài đảm bảo biên
khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật và không có chỉ tiêu giám sát
nào cần tăng cường kiểm soát.
- Nhóm 2: gồm các DNBH, chi nhánh nước ngoài đảm bảo biên
khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật và có ít nhất 1 chỉ tiêu giám
sát nào cần tăng cường kiểm soát.
- Nhóm 3: gồm các DNBH, chi nhánh nước ngoài có nguy cơ
không đảm bảo khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật.
- Nhóm 4: các DNBH, chi nhánh nước ngoài thuộc nhóm 3
không tự khôi phục được khả năng thanh toán và bị đặt trong tình trạng kiểm
soát đặc biệt theo quy định.
5. Các biện pháp thực hiện sau phân loại
a) Đối với nhóm 1:
- Tiếp tục củng cố và duy trì hoạt động kinh doanh; nghiên cứu mở rộng nghiệp vụ kinh doanh, mở thêm chi nhánh căn cứ vào các
nguyên tắc hiệu quả và cạnh tranh lành mạnh;
- Tiếp tục tăng cường việc sử dụng hệ thống công nghệ
thông tin trong triển khai hoạt động kinh doanh và quản trị, điều hành; tăng
cường chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng;
- Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ.
b) Đối với nhóm 2:
- Báo cáo ngay Bộ Tài chính kết quả đánh giá, tính toán
chỉ tiêu cần tăng cường kiểm soát kể từ từ khi phát hiện.
- Tăng cường công tác quản lý tài chính; kiểm soát chặt
chẽ và hiệu quả chi phí khai thác và quản lý; kiểm soát các khoản bồi thường và
trả tiền BH đảm bảo đúng, đủ và kịp thời theo cam kết hợp đồng BH;
- Sửa đổi, bổ sung quy tắc, điều khoản, biểu phí của các
sản phẩm BH phi nhân thọ theo nguyên tắc đảm bảo an toàn tài chính và quyền lợi
của khách hàng; rà soát và thực hiện phương án tái BH, kênh phân phối BH hiệu
quả;
- Cơ cấu lại danh mục đầu tư theo nguyên tắc an toàn,
hiệu quả và thanh khoản;
- Tinh giản bộ máy tổ chức hoạt động; tăng cường chất
lượng đội ngũ cán bộ quản trị điều hành;
- Tăng vốn điều lệ;
- Sửa đổi, bổ sung quy tắc, điều khoản, biểu phí của các
sản phẩm BH;
- Thu hẹp nghiệp vụ BH và phạm vi hoạt động;
- Các biện pháp khác.
c) Đối với nhóm 3:
Thực hiện theo quy định tại Điều 79 Luật KDBH; Khoản 1 và
2 Điều 19 Nghị định 46; khoản 6 Điều 19 Nghị định 123.
d) Đối với nhóm 4:
Thực hiện theo quy định tại Điều 80 Luật KDBH; Khoản 3
Điều 19 Nghị định 46; khoản 6 Điều 19 Nghị định 123.
Trường
hợp sau khi đã áp dụng các biện pháp mà vẫn không khôi phục được khả năng thanh
toán, DNBH thực hiện các thủ tục phá sản, chi
nhánh nước ngoài thực hiện các thủ tục giải thể, đóng cửa theo
quy định.
6. Trách
nhiệm của các DNBH, chi nhánh nước ngoài
- Thường
xuyên đánh giá, tính toán các chỉ tiêu giám sát theo hướng dẫn.
- Thực hiện chế độ báo cáo Bộ Tài chính các chỉ tiêu giám
sát theo quy định, chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá, tính toán các chỉ tiêu
giám sát.
- Thực hiện các biện pháp phù hợp đối với các chỉ tiêu cần tăng cường giám sát
theo quy định.
7. Trách
nhiệm của Bộ Tài chính
- Khuyến
khích các doanh nghiệp thuộc nhóm 1 mở rộng nghiệp vụ BH và địa bàn hoạt động,
triển khai các sản phẩm BH mới và phát triển các kênh phân phối mới.
- Tập
trung thanh tra, kiếm tra định kỳ và đột xuất; quản lý, giảm sát đối với DNBH,
chi nhánh nước ngoài có nhiều chỉ tiêu giám sát cần tăng cường kiểm soát.
- Yêu
cầu các DNBH, chi nhánh nước ngoài thuộc nhóm 3 thực hiện các biện pháp khôi
phục khả năng thanh toán theo quy định.
- Thành
lập Ban kiểm soát khả năng thanh toán theo quy định.
Hoàng
Duy tổng hợp