HIỆP HỘI BẢO HIỂM VIỆT NAM

Ngôi Nhà Chung Của Các Doanh Nghiệp, Tổ Chức Bảo Hiểm Hoạt Động Tại Việt Nam

24/08/2018 10:13:50 SA
Hội thảo triển khai bảo hiểm nông nghiệp theo Quyết định số 22/QĐ-TTg
Nhằm nâng cao hiệu quả công tác truyên truyền về bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) theo Nghị định 58/2018/NĐ-CP ngày 18/4/2018 của Chính phủ về bảo hiểm nông nghiệp và Quyết định số 22/2019/QĐ-TTg về thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp. Ngày 21/10/2020 tại Nghệ An, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, Cơ quan Hợp tác phát triển Đức (GIZ), phối hợp tổ chức Hội thảo triển khai bảo hiểm nông nghiệp .

Tại hội thảo, các đại biểu đã lắng nghe các phần trình bày về Công nghệ thông tin viễn thám và việc ứng dụng trong triển khai BHNN đến từ Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp (Bộ NN&PTNT) đại diện Dự án RIICE; Sản phẩm bảo hiểm cây lúa theo chỉ số năng suất của Bảo hiểm Bảo Việt giới thiệu; Sản phẩm bảo hiểm vật nuôi (trâu, bò) do Bảo Minh giới thiệu; ông Nguyễn Bá Trung – Giám đốc Bảo hiểm Nghệ An đã chia sẻ kinh nghiệm triển khai bảo hiểm cây lúa tại Nghệ An. Ông cho biết  tại địa bàn Nghệ An, Bảo Việt đã có doanh thu từ bảo hiểm đối với cây lúa,  đồng thời cũng đã có bồi thường bảo hiểm dành cho các đối người tượng người nông dân bị thiệt hại. Đây là địa phương đầu tiên trên cả nước phát sinh doanh thu và bồi thường bảo hiểm theo chính sách hỗ trợ BHNN, theo Nghị định 58 và Quyết định 22.

Đại diện các địa phương cũng đã trao đổi ý kiến về một số băn khoăn trong chính sách và khó khăn trong triển khai thực tế ở địa phương của mình. Nhiều vấn đề đã được đại diện các cơ quan quản lý trả lời và trao đổi. Một số đề xuất đến từ các địa phương và doanh nghiệp cũng được ban tổ chức ghi nhận, tổng hợp để có báo cáo lên các cấp có thẩm quyền nhằm hoàn thiện chính sách, cũng như đưa ra giải pháp hiệu quả nhất trong triển khai.

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Quang Huyền cho biết, mặc dù đã có kinh nghiệm trong triển khai thí điểm, nhưng BHNN về cơ bản vẫn là sản phẩm mới, phức tạp đối với không chỉ đối với người nông dân mà còn đối với đội ngũ cán bộ thực thi chính sách tại cơ sở; do vậy, quá trình tổ chức thực hiện đã và dự báo sẽ còn gặp phải nhiều khó khăn, thách thức đối với không chỉ doanh nghiệp bảo hiểm mà còn đối với các cấp chính quyền địa phương. Chính vì vậy, qua thực tiễn triển khai ở Nghệ An đối với cây lúa và một số vấn đề khác được đại diện địa phương nêu, các đơn vị liên quan  và các doanh nghiệp bảo hiểm, các cấp, các ngành sẽ phải nỗ lực hơn nữa để sản phẩm nhân văn này nhận được sự tham gia tích cực của người nông dân. Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Quang Huyền - Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) cho biết, mặc dù đã có kinh nghiệm trong triển khai thí điểm, nhưng BHNN về cơ bản vẫn là sản phẩm mới, phức tạp không chỉ đối với người nông dân mà còn đối với đội ngũ cán bộ thực thi chính sách tại cơ sở; do vậy, quá trình tổ chức thực hiện đã và dự báo sẽ còn gặp phải nhiều khó khăn, thách thức đối với không chỉ doanh nghiệp bảo hiểm mà còn đối với các cấp chính quyền địa phương. Chính vì vậy, qua thực tiễn triển khai ở Nghệ An đối với cây lúa và một số vấn đề khác được đại diện địa phương nêu, các đơn vị liên quan  và các doanh nghiệp bảo hiểm, các cấp, các ngành sẽ phải nỗ lực hơn nữa để sản phẩm này nhận được sự tham gia tích cực của người nông dân. Ông cũng  thông tin thêm về một số định hướng về chính sách như: Bộ Tài chính đã có báo cáo và đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về việc kéo dài thời gian thực hiện Quyết định 22; chỉ đạo các doanh nghiệp bảo hiểm hoàn thiện sản phẩm và cách thức tổ chức triển khai.

Theo đánh giá của các đại biểu tham gia hội thảo, việc thành công bước đầu là một kết quả rất đáng ghi nhận, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, ngành, cũng như sự chủ động nỗ lực của doanh nghiệp bảo hiểm. Vì vậy, đây là bài học thực tiễn hữu ích, cần được nhân rộng và rút kinh nghiệm, nghiên cứu để hoàn thiện chính sách cũng như cách thức triển khai sau này.

PV.