Hỗ trợ - Hotline +(84)43 9428 106

Họp trực tuyến Tổ công tác Quốc gia Dự án thúc đẩy khung pháp lý cho thị trường bảo hiểm cho người nghèo tại châu Á (RFPI) lần thứ 5

Ngày 21/4/2020 GIZ đã tổ chức cuộc họp trực tuyến Tổ công tác Quốc gia Dự án RFPI lần thứ 5. Thành phần tham gia gồm có: Các ông bà thành viên GIZ RFPI Asia, Cục Quản lý Giám sát Bảo hiểm, Hiệp hội Bảo hiểm VN, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Hội Phụ nữ Việt Nam.

Họp trực tuyến Tổ công tác Quốc gia Dự án thúc đẩy khung pháp lý cho thị trường bảo hiểm cho người nghèo tại châu Á (RFPI) lần thứ 5

Cuộc họp được tiến hành với phần khai mạc của Tiến sỹ Antonis Malagardis – Giám đốc chương trình RFPI III. Ông nhiệt liệt chào mừng sự tham gia của các đại biểu trong cuộc họp lần thứ 5 của nhóm công tác quốc gia.Tổ công tác quốc gia và nhóm làm việc có ở các nước tham gia dự án, tại Philippin, Bộ Tài chính cũng là cơ quan chủ trì và hai nhóm làm việc kỹ thuật chịu trách nhiệm triển khai thực hiện các hoạt động theo kế hoạch được lập bởi Tổ công tác quốc gia, đây là thực hành trong các dự án của GIZ.

Ngay từ đầu, nội dung chương trình RFPI được xây dựng cùng các bên liên quan tập trung vào việc thực thi các văn bản về Bảo hiểm Nông nghiệp mới và các hướng dẫn thực hiện tương ứng, trong bối cảnh lồng ghép các giải pháp quản lý rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu. Do đó, các hoạt động của dự án trong năm 2019 đã được lên kế hoạch phù hợp và đã đạt được thành quả đáng khích lệ. Đại diện Dự án đã tóm tắt lại các thành quả đạt được trong năm 2019 với từng cơ quan chủ chốt bao gồm: Xây dựng Sổ tay Bảo hiểm Nông nghiệp – Dự kiến hoàn thành trong quý 2/2020 (Phối hợp với Cục Quản lý giám sát bảo hiểm và Bộ Nông nghiệp và PTNT); Tổ chức các khóa tập huấn TOT tại 4 tỉnh  với 221 người tham gia, khóa tập huấn đã tập trung vào các kỹ năng truyền thông để truyền tải tốt các thông điệp quan trọng về rủi ro, các gói sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp ( phối hợp với TW Hội Nông dân Việt Nam); Tổ chức Khóa tập huấn về Định phí bảo hiểm cho các doanh nghiệp bảo hiểm trong lĩnh vực Nông nghiệp với 28 học viên tham dựđến từ BIC, Bảo Việt, Bảo Long, PTI, PVI Re, VBI, Bảo Minh, ABIC, VNI, IRT... (phối hợp với Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam); Mở chiến dịch nâng cao nhận thức về Bảo hiểm rủi ro thiên tai/rủi ro khí hậu lồng ghép với Bảo hiểm vi mô – sản xuất Video với hơn 200 người tham gia từ 3 tỉnh Thanh Hóa, Nam Đinh, Nghệ An (Phối hợp với TWHội LH Phụ nữ Việt Nam); Hỗ trợ xây dựng Hướng dẫn thực hiện Nghị định Bảo hiểm Nông nghiệp (Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT); Xây dựng đề cương về Bảo hiểm rủi ro khí hậu cho Việt Nam (Tổ công tác đã hoàn thiện xong dự thảo).

Tiến sĩ Tiến sỹ Antonis Malagardis đã điểm qua các hoạt động được lên kế hoạch trong năm 2020. Kế hoạch chi tiết thực hiện cho từng hoạt động sẽ được thảo luận với từng cơ quan đối tác trong từng hoạt động, và một số chi tiết cụ thể có thể thay đổi tùy thuộc tình hình. Cụ thể: Khảo sát tại các địa phương về các đối tượng, sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nhằm đề xuất Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp từ 2021; Nghiên cứu phát triển các sản phẩm bảo hiểm mới phù hợp với các loại hình sản xuất và sản phẩm nông nghiệp gắn với các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025; Đánh giá kết quả triển khai Nghị định 58 và Quyết định 22 về bảo hiểm nông nghiệp; Xuất bản tài liệu về bảo hiểm rủi ro khí hậu tại Việt Nam phục vụ truyền thông; Xây dưng tài liệu tuyên truyền về bảo hiểm nông nghiệp cho nông dân: Tờ rơi, poster/sách giới thiệu về lợi ích của bảo hiểm NN và các sản phẩm được thiết kế để cung cấp cho nông dân, chú trọng đối tượng phụ nữ; Tập huấn kiến thức tài chính: Quản lý rủi ro và Bảo hiểm vi mô: 03 lớp tập huấn cho hội phụ nữ cơ sở; Xuất bản sản phẩm tri thức về công nghệ số định hướng khách hàng (InsurTech) liên quan đến bảo hiểm rủi ro khí hậu và bảo hiểm nông nghiệp.

Sau cuộc họp Ban thư ký sẽ liên hệ với từng cơ quan, đối tác để lập kế hoạch chi tiết cho các hoạt động được nêu trên./.

Tuyết Nga