Hỗ trợ - Hotline +(84)43 9428 106

Ấn Độ: Các công ty bảo hiểm nhân thọ giàu tiền mặt mua thêm trái phiếu không lãi suất

Bloomberg đã báo cáo rằng các công ty bảo hiểm nhân thọ đang mua ngày càng nhiều trái phiếu không trả lãi suất để phù hợp hơn với tài sản và nợ phải trả của họ, đồng thời tùy chỉnh dòng tiền.

Ấn Độ: Các công ty bảo hiểm nhân thọ giàu tiền mặt mua thêm trái phiếu không lãi suất

Trái phiếu zero coupon (là loại trái phiếu không được trả lãi định kỳ mà chỉ trả vào một lần duy nhất), còn được gọi là trái phiếu - chứng khoán tách rời (strip bonds – securities) trong đó các khoản thanh toán gốc và lãi được bán và giao dịch riêng rẽ - lần đầu tiên được phát hành ở Ấn Độ vào năm 2010 đạt được chút thành công, nhưng cho đến hiện tại khối lượng hiện đang tăng lên nhanh chóng khi các công ty bảo hiểm đang nắm giữ với tỷ lệ lớn chưa từng có. Theo dữ liệu của Clearing Corporation of India Tổng mệnh giá của các strip được giao dịch ở Ấn Độ đã tăng lên 1,3 nghìn tỷ INR (15,8 tỷ USD) trong năm tài chính kết thúc vào ngày 31 tháng 3 năm 2023, từ mức 380 tỷ INR ba năm trước đó.

Ông Churchil Bhatt, Phó Chủ tịch điều hành của Bảo hiểm nhân thọ Kotak Mahindra ở Mumbai cho biết: “Các công ty bảo hiểm sử dụng các strip để đáp ứng nhu cầu về thời hạn trong sổ sách truyền thống của họ. “Đó là một công cụ hữu ích để quản lý sự không phù hợp giữa tài sản và nợ phải trả, nếu có.”

Các công ty bảo hiểm giàu tiền mặt hiện đang thúc đẩy nhu cầu đối với nhiều loại chứng khoán và công cụ phái sinh hơn. Nhu cầu từ các công ty bảo hiểm của Ấn Độ đối với strip và các hình thức nợ khác của chính phủ đang tăng lên khi bản thân các công ty này đã chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng, đặc biệt là sau đại dịch COVID-19.

Các công ty hiện là nhà đầu tư lớn nhất trên thị trường trái phiếu quốc gia sau các ngân hàng, sở hữu khoảng một phần tư số chứng khoán đang lưu hành. Dữ liệu của ngân hàng trung ương cho thấy trái phiếu strip hiện chiếm 4% tổng dư nợ của chính phủ./.

Theo Asia Insurance Review, tháng 6 năm 2023