Một số hoạt động nổi bật của Thị trường bảo hiểm Việt Nam Quý III năm 2023
Theo số liệu của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam 8 tháng đầu năm 2023, tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường ước đạt 146.728 tỷ, giảm 6,4 % so với cùng kỳ năm 2022, trong đó doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 45.540 tỷ đồng, tăng trưởng 1,9% so với cùng kỳ 2022; doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước đạt 101.188 tỷ đồng, giảm 9,7% với cùng kỳ năm 2022.
1.
Thị trường bảo hiểm Việt Nam tiếp tục vượt qua khó khăn, thách thức
- Theo số liệu của Hiệp hội Bảo
hiểm Việt Nam 8 tháng đầu năm 2023, tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường
ước đạt 146.728 tỷ, giảm 6,4 % so với cùng kỳ năm 2022, trong đó doanh thu phí
bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 45.540 tỷ đồng, tăng trưởng 1,9% so với cùng kỳ
2022; doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước đạt 101.188 tỷ đồng, giảm 9,7% với
cùng kỳ năm 2022.
+ Lĩnh vực bảo hiểm phi nhân
thọ: Bảo hiểm sức khỏe doanh thu đạt 14.684 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 32,2% trong
tổng doanh thu bảo hiểm toàn thị trường, giảm 0,9% so với cùng kỳ, bồi thường
5.161 tỷ đồng; Bảo hiểm xe cơ giới doanh thu đạt 11.345 tỷ đồng chiếm tỷ trọng
24,9 %, giảm 4,2% so với cùng kỳ, bồi thường 6.164 tỷ đồng; Bảo hiểm tài sản
thiệt hại doanh thu đạt 12.857 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 28,2%, tăng 9,6 % so với
cùng kỳ, bồi thường 2.511 tỷ đồng; Bảo hiểm tàu doanh thu đạt 2.043 tỷ đồng chiếm
tỷ trọng 4,5%, tăng trưởng 12,6%, bồi thường 698 tỷ đồng. Các loại hình bảo hiểm
khác gồm bảo hiểm trách nhiệm đạt 1.163 tỷ đồng tăng trưởng 14,7%, bảo hiểm
hàng không 836 tỷ đồng, tăng 19,9%, bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính 693 tỷ
đồng, tăng 20,2%, bảo hiểm nông nghiệp đạt 32 tỷ đồng, tăng 4,2% so với cùng kỳ,
bảo hiểm bảo lãnh 26 tỷ đồng, giảm 2,4% so với cùng kỳ. Tổng số tiền bồi thường
bảo hiểm gốc của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ 8 tháng đầu năm 2023 xấp xỉ
15.537 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 34,1% (chưa bao gồm dự phòng bồi thường). 5
doanh nghiệp bảo hiểm đứng đầu trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ về doanh
thu phí bảo hiểm: PVI, Bảo Việt, Bảo Minh, PTI, MIC.
+ Lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ:
Số lượng hợp đồng khai thác mới 8 tháng đầu năm 2023 đạt 1.310.858 hợp đồng (sản
phẩm chính), giảm 37% so với cùng kỳ năm ngoái; Sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu
tư chiếm tỷ trọng 60,8% giảm 37,5% so với cùng kỳ năm ngoái; Sản phẩm bảo hiểm
tử kỳ chiếm tỷ trọng 31,3% giảm 25,9% so với cùng kỳ năm ngoái; Số lượng hợp đồng
có hiệu lực cuối kỳ (sản phẩm chính) là 13.043.132 hợp đồng, giảm 3% so với
cùng kỳ năm ngoái; Tổng doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới toàn thị trường 8
tháng đầu năm 2023 ước đạt 19.393 tỷ đồng giảm 41,6 % so với cùng kỳ năm trước.
Về trả tiền bảo hiểm 8 tháng đầu năm 2023 các doanh nghiệp bảo hiểm đã thực hiện
chi trả ước đạt 38.277 tỷ đồng, tăng 73,3% với cùng kỳ năm trước. 5 doanh nghiệp
bảo hiểm đứng đầu trên thị trường về doanh thu phí bảo hiểm: Bảo Việt Nhân thọ,
Manulife, Prudential, Dai-ichi Life, AIA.
- Tổng tài sản ước của thị trường
bảo hiểm ước đạt 875.852 tỷ đồng (tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước), trong
đó các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 118.871 tỷ đồng, các doanh
nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt 756.981 tỷ đồng.
- Đầu tư trở lại nền kinh tế:
ước đạt 733.814 tỷ đồng (tăng 13,84% so với cùng kỳ năm trước), trong đó các
doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 65.557 tỷ đồng; các doanh nghiệp bảo
hiểm nhân thọ ước đạt 668.257 tỷ đồng.
- Tổng dự phòng nghiệp vụ bảo
hiểm: ước đạt 576.766 tỷ đồng (tăng 14,97% so với cùng kỳ năm trước), trong đó
các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 33.923 tỷ đồng, các doanh nghiệp
bảo hiểm nhân thọ ước đạt 542.843 tỷ đồng.
- Tổng nguồn vốn chủ sở hữu: ước
đạt 182.181 tỷ đồng (tăng 3,69% so với cùng kỳ năm trước).
2.
Chính phủ ban hành Nghị định số 67/2023/NĐ-CP ngày 06/9/2023
Chính phủ đã ban hành Nghị định
số 67/2023/NĐ-CP ngày 06/9/2023 trên cơ sở hợp nhất và hoàn thiện các quy định
hiện hành nhằm phát huy hơn nữa vài trò, ý nghĩa của chính sách bảo hiểm Bảo hiểm
bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, Bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, Bảo
hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng. Nghị định gồm 6 chương, 78 điều,
9 phụ lục và 4 mẫu báo cáo.
Một trong những nội dung quan
trọng tại Nghị định 67 là về điều kiện bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, mức phí bảo
hiểm xe cơ giới. So với quy định trước đây, Nghị định 67 bổ sung quy định,
doanh nghiệp bảo hiểm có quyền từ chối bán bảo hiểm bắt buộc trong trường hợp
xe cơ giới hết niên hạn sử dụng theo quy định pháp luật.
Về phí bảo hiểm bắt buộc trách
nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, doanh nghiệp bảo hiểm chủ động xem xét, điều
chỉnh tăng, giảm phí bảo hiểm với biên độ tăng, giảm phí bảo hiểm tối đa là 15%
tính trên mức phí bảo hiểm căn cứ vào lịch sử bồi thường bảo hiểm của từng xe
cơ giới hoặc lịch sử gây tai nạn của chủ xe cơ giới.
Nghị định 67 quy định rõ hơn về
loại trừ trách nhiệm bảo hiểm liên quan nồng độ cồn theo hướng chỉ loại trừ
trách nhiệm bảo hiểm trong trường hợp thiệt hại đối với tài sản do lái xe điều
khiển xe cơ giới mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức trị số
bình thường theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Nhằm đơn giản hóa hơn nữa hồ
sơ giải quyết bồi thường bảo hiểm, Nghị định 67 quy định cho phép sử dụng bản
sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản ảnh chụp
đối với các tài liệu liên quan đến xe, người lái xe; yêu cầu doanh nghiệp bảo
hiểm tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết bồi thường bảo hiểm
đối với chủ xe mô tô, xe gắn máy.
Nghị định 67 cũng điều chỉnh một
số quy định về nội dung giấy chứng nhận bảo hiểm bảo đảm phù hợp với quy định của
Bộ Công an về cấp và quản lý Chứng nhận đăng ký xe theo mã định danh cá nhân và
tạo thuận lợi trong việc triển khai, quản lý, sử dụng mã số, mã vạch theo quy định
pháp luật.
Trong triển khai hoạt động của
đường dây nóng 24/7 phục vụ việc tiếp nhận thông tin tai nạn, hướng dẫn, giải
đáp các vấn đề về bảo hiểm bắt buộc, doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện ghi
âm các cuộc gọi đến để bảo đảm quyền lợi của bên mua bảo hiểm, người được bảo
hiểm.
Về quy định liên quan đến quản
lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm xe cơ giới, nhằm góp phần hỗ trợ cho người bị thiệt hại
khi xảy ra tai nạn, Nghị định 67 mở rộng nội dung chi hỗ trợ nhân đạo đối với
trường hợp “không thuộc phạm vi bảo hiểm”. Theo đó, Quỹ bảo hiểm xe cơ giới
dùng để chi hỗ trợ nhân đạo trong các trường hợp không xác định được xe gây tai
nạn, xe không tham gia bảo hiểm, không thuộc phạm vi bảo hiểm và các trường hợp
loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo quy định (trừ hành động cố ý gây thiệt hại của
người bị thiệt hại).
Nghị định 67 cũng điều chỉnh
tăng tỷ lệ chi hỗ trợ nhân đạo lên không vượt quá 30% và giảm tỷ lệ chi cho
công tác đề phòng, hạn chế tổn thất xuống còn không vượt quá 15% trên tổng số
tiền đóng vào Quỹ hàng năm và số tiền dư Quỹ các năm trước (nếu có) nhằm tăng
cường hơn nữa chi hỗ trợ nhân đạo, trong khi vẫn bảo đảm nội dung chi này cùng
với chi tuyên truyền, giáo dục và chi cho công tác đề phòng, hạn chế tổn thất
là ba nội dung có nguồn kinh phí lớn nhất phù hợp với mục tiêu thành lập và
nguyên tắc quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm xe cơ giới.
Nhằm bảo đảm tính rõ ràng,
minh bạch, nhất quán, tạo thuận lợi cho quá trình thực hiện, quy định mức chi hỗ
trợ nhân đạo là: 30% giới hạn trách nhiệm theo quy định/1người/1 vụ đối với trường
hợp tử vong và tỷ lệ thương tật từ 81% trở lên; 10% giới hạn trách nhiệm theo
quy định/1người/1 vụ đối với trường hợp tỷ lệ tổn thương từ 31% đến dưới 81%.
Về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc,
bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư, xây dựng, Nghị định 67 bổ sung, thống
nhất quy định về tăng, giảm tối đa 25% phí bảo hiểm đối với bảo hiểm cháy, nổ bắt
buộc và bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư, xây dựng để doanh nghiệp bảo
hiểm chủ động đánh giá mức độ rủi ro của đối tượng được bảo hiểm, đảm bảo quyền
lợi của bên mua bảo hiểm.
3.
Chủ động tìm nạn nhân vụ cháy chung cư mini
Ngày 12/9/2023 đã xảy ra vụ cháy chung cư mini tại phố
Khương Hạ, quận Thanh Xuân, Hà Nội gây hậu quả hết sức nghiêm trọng về người.
Thông qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Khương
Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam đã đại diện các doanh
nghiệp bảo hiểm trao số tiền 300 triệu đồng đến các nạn nhân của vụ cháy chung
cư, chia sẻ phần nào những mất mát, đau thương của các gia đình gặp nạn. Hiệp hội
Bảo hiểm Việt Nam đã chủ động làm việc với các cơ quan chức năng để đề nghị hỗ
trợ cung cấp danh sách số căn cước công dân các nạn nhân trong vụ cháy chung cư
ở phố Khương Hạ và sau khi nhận được, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam đã gửi thông
tin này đến các doanh nghiệp bảo hiểm để thực hiện tra soát nhằm giải quyết kịp
thời quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm.
Các doanh nghiệp bảo hiểm cũng đã tích cực rà soát thông
tin, chủ động liên hệ với người nhà nạn nhân để thăm hỏi, thực hiện giải quyết
quyền lợi bảo hiểm cho gia đình các nạn nhân. Theo thông tin mà Hiệp hội Bảo hiểm
Việt Nam có được, các doanh nghiệp bảo hiểm cả nhân thọ và phi nhân thọ đã
nhanh chóng, kịp thời chủ động chi trả quyền lợi bảo hiểm, góp phần giúp gia
đình các nạn nhân mau chóng vượt qua nỗi đau, ổn định cuộc sống. Theo báo cáo
ban đầu của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam và các doanh nghiệp bảo hiểm, cho đến
ngày 25/9, có 11 doanh nghiệp bảo hiểm có khách hàng tham gia bảo hiểm bị thiệt
hại về người, trong đó 30 trường hợp tử vong và 12 trường hợp bị thương. Tổng cộng
các doanh nghiệp bảo hiểm đã chi trả hơn 11 tỷ đồng cho gia đình các nạn nhân của
vụ cháy. Các nạn nhân có tham gia bảo hiểm nhân thọ được các doanh nghiệp bảo
hiểm chi trả như (AIA: 4,3 tỷ đồng, Chubb Life: 200 triệu đồng, Generali: 496
triệu đồng Manulife: 4,8 tỷ đồng, Prudential: 904 triệu đồng). Đối với lĩnh vực
bảo hiểm phi nhân thọ, các nạn nhân chủ yếu tham gia bảo hiểm cho học sinh sinh
viên (Bảo hiểm Bảo Việt: 80 triệu đồng, Bảo Minh: 100 triệu đồng, PVI: 105 triệu
đồng, PJICO: 78 triệu đồng, MIC: 140 triệu đồng, VBI: 15 triệu đồng).
Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam và
các doanh nghiệp bảo hiểm chủ động thu thập thông tin để giải quyết quyền lợi bảo
hiểm, hỗ trợ kịp thời cho khách hàng tham gia bảo hiểm là hành động hết sức thiết
thực, khẳng định ý nghĩa vai trò và tính nhân văn của bảo hiểm./.
Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam