Thông tư 115/2014/TT-BTC ngày 20/8/2014 hướng dẫn thực hiện chính sách bảo hiểm quy định tại Nghị định số 67/2014/NĐ-CP
Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 25/8/2014, dưới đây là một số nội dung chính của Thông tư:
1.
Nguyên tắc thực hiện bảo hiểm
Bảo hiểm mọi rủi ro với mức trách nhiệm bồi
thường bảo hiểm cao nhất trong phạm vi bảo hiểm và số tiền bảo hiểm theo quy định
pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và hợp đồng bảo hiểm, ngoại trừ những rủi ro
mang tính chủ quan của người được bảo hiểm và các hành vi trục lợi bảo hiểm.
Chủ tàu có trách nhiệm mua bảo hiểm tai nạn
thuyền viên cho thuyền viên làm việc trên tàu và thực hiện giao kết hợp đồng bảo
hiểm tai nạn thuyền viên với DNBH.
Việc hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm được thực
hiện thông qua DNBH theo trình tự, thủ tục quy định khi đã thực hiện giao kết hợp
đồng bảo hiểm và hợp đồng bảo hiểm đã phát sinh trách nhiệm.
DNBH triển khai thực hiện bảo hiểm theo quy tắc,
điều khoản, biểu phí chung thống nhất đã đăng ký và được BTC chấp thuận.
2. Yêu
cầu đối với DNBH
- Về năng lực tài chính: Có vốn chủ sở hữu tối
thiểu 800 tỷ đồng và tổng tài sản tối thiểu 2.000 tỷ đồng tại thời điểm kết
thúc năm tài chính gần nhất; Đảm bảo biên khả năng thanh toán theo quy định.
- Về quản trị doanh nghiệp: Có hệ thống quy
trình khai thác, giám định, bồi thường bảo hiểm khai thác hải sản; Có chương
trình tái bảo hiểm để bảo vệ chương trình bảo hiểm khai thác hải sản.
- Về mạng lưới: Có chi nhánh tại tối thiểu 10
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tàu đăng ký hoạt động.
- Về kinh nghiệm: Có tối thiểu 10 năm hoạt động
kinh doanh bảo hiểm, trong đó tối thiểu 5 năm triển khai bảo hiểm khai thác hải
sản; Có tổng doanh thu phí bảo hiểm khai thác hải sản trong 5 năm gần nhất đạt
tối thiểu 15 tỷ đồng.
- Cam kết tuân thủ quy định của pháp luật và
văn bản chỉ đạo của BTC.
- Được BTC chấp thuận bằng văn bản về việc
triển khai bảo hiểm khai thác hải sản.
3. Hồ
sơ, thủ tục đề nghị chấp thuận triển khai bảo hiểm
- Hồ sơ: Văn bản đề nghị được triển khai bảo
hiểm khai thác hải sản; Bản sao các tài liệu chứng minh đáp ứng các điều kiện
và Báo cáo doanh thu, bồi thường bảo hiểm khai thác hải sản của 5 năm gần nhất
có xác nhận của người đại diện theo pháp luật của DNBH.
- Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày
nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, BTC có văn bản trả lời về việc chấp
thuận hoặc từ chối chấp thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, BTC phải nêu rõ
lý do.
4. Đối
tượng được hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm
- Chủ tàu khai thác hải sản xa bờ, tàu dịch vụ
hậu cần khai thác hải sản xa bờ có tổng công suất máy chính từ 90CV trở lên đáp
ứng các yêu cầu: Là thành viên của tổ đội, hợp tác xã khai thác hải sản; Có Giấy chứng nhận đăng ký tàu, Giấy chứng nhận
an toàn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp; Có giấy phép khai thác
thủy sản đối với tàu khai thác hải sản xa bờ hoặc đăng ký tàu dịch vụ hậu cần
khai thác hải sản xa bờ; Đã thực hiện đăng ký thuyền viên và được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền cấp sổ danh bạ thuyền viên; Có xác nhận của UBND cấp xã về đối
tượng được hỗ trợ.
- Thuyền viên làm việc trên tàu đáp ứng đầy đủ
các yêu cầu theo quy định.
5. Hỗ
trợ của Nhà nước
- Mức hỗ trợ: Hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm
cho các tàu khai thác hải sản xa bờ, tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ
là thành viên tổ đội, hợp tác xã khai thác hải sản và có tổng công suất máy
chính từ 90CV trở lên, cụ thể:
+ Hỗ trợ hàng năm 100% kinh phí mua bảo hiểm
tai nạn thuyền viên cho mỗi thuyền viên làm việc trên tàu.
+ Hỗ trợ hàng năm kinh phí mua bảo hiểm thân
tàu, trang thiết bị, ngư lưới cụ trên mỗi tàu với mức: 70% kinh phí mua bảo hiểm
đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 90CV đến dưới 400 CV; 90% kinh phí
mua bảo hiểm đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400 CV trở lên.
- Kinh phí hỗ trợ được đảm bảo từ nguồn ngân
sách trung ương và ngân sách địa phương và được bố trí trong dự toán ngân sách
nhà nước, cụ thể: Ngân sách trung ương hỗ trợ 100% kinh phí đối với các địa
phương chưa tự cân đối được ngân sách và tỉnh Quảng Ngãi; Ngân sách trung ương
hỗ trợ 50% kinh phí đối với các địa phương có tỷ lệ điều tiết các khoản thu
phân chia về ngân sách trung ương dưới 50%, ngân sách địa phương đảm bảo 50%
còn lại; Các địa phương còn lại sử dụng ngân sách địa phương để thực hiện.
- Phương thức hỗ trợ: DNBH được ngân sách nhà
nước chi trả phí bảo hiểm khai thác hải sản theo trình tự, thủ tục quy định.
6. Hồ
sơ, trình tự và thủ tục chi trả phí bảo hiểm khai thác hải sản được ngân sách
nhà nước hỗ trợ
- Hồ sơ: Đơn đề nghị chi trả phí bảo hiểm
khai thác hải sản; Xác nhận của UBND cấp xã về đối tượng được hỗ trợ; Bảng kê
(kèm theo bản sao) Giấy chứng nhận bảo hiểm do DNBH cấp cho chủ tàu.
- Trình tự và thủ tục: Trong thời hạn 10 ngày
kể từ ngày kết thúc tháng, DNBH lập hồ sơ đề nghị chi trả phí bảo hiểm gửi Sở
NN&PTNT; Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Sở
NN&PTNT chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính hoàn thành việc thẩm định trình
UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định chi trả phí bảo hiểm cho DNBH; Trong thời hạn
10 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo của Sở Tài chính, UBND cấp tỉnh, cơ quan
chức năng của tỉnh hoàn thành việc chi trả cho DNBH toàn bộ phí bảo hiểm khai
thác hải sản được ngân sách trung ương và ngân sách địa phương hỗ trợ.
7.
Trách nhiệm của DNBH
- Đăng ký triển khai bảo hiểm khai thác hải sản.
- Các DNBH có trách nhiệm phối hợp xây dựng
quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm khai thác hải sản và đăng ký với BTC để
thực hiện thống nhất.
- Xây dựng quy trình nghiệp vụ thống nhất về
khai thác, giám định và bồi thường bảo hiểm khai thác hải sản.
- Phối hợp với Vinare xây dựng chương trình
tái bảo hiểm khai thác hải sản đảm bảo an toàn tài chính và thực hiện tái bảo
hiểm cho các DNBH trong nước với mức giữ lại tối đa theo quy định.
- Tổ chức triển khai thực hiện bảo hiểm khai
thác hải sản theo quy định và quy tắc, điều khoản, biểu phí đã được BTC chấp
thuận.
- Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin để thống
kê, cập nhật, quản lý việc triển khai bảo hiểm khai thác hải sản.
- Thực hiện công tác tuyên truyền về chính
sách bảo hiểm khai thác hải sản.
- Báo cáo BTC kết quả triển khai: Báo cáo
tháng: Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày kết thúc tháng. Báo cáo năm: Chậm nhất
là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính; Ngoài các báo cáo trên, DNBH có
trách nhiệm báo cáo đột xuất khác theo yêu cầu của BTC.
Hoàng Duy