Tóm tắt Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội
Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội có hiệu lực thi hành từ ngày 11 tháng 01 năm 2022 đến ngày 31 tháng 12 năm 2023. Dưới đây là một số nội dung của Nghị quyết.
1.
Bám sát chủ trương, định hướng của Đảng, các nghị quyết của Quốc hội, kiên trì
giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao năng suất, chất lượng, năng lực cạnh
tranh, tính tự chủ, khả năng chống chịu, thích ứng của nền kinh tế, đáp ứng kịp
thời nhu cầu trước mắt và lâu dài, gắn kết chặt chẽ với Kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng
năm, Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025, Kế hoạch tài chính
quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021 - 2025, Kế hoạch đầu tư công
trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và Chương trình phòng, chống dịch COVID-19.
2.
Điều hành linh hoạt, phối hợp chặt chẽ, hài hòa, hiệu quả chính sách tài khóa,
tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác; kiểm soát chặt chẽ lạm phát, bảo đảm các
cân đối lớn của nền kinh tế; chỉ tăng bội chi ngân sách nhà nước để tăng chi
đầu tư phát triển và bảo đảm cân đối ngân sách nhà nước khi thực hiện giải pháp
miễn, giảm thuế để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
3.
Chính sách hỗ trợ Chương trình có quy mô, nguồn lực đủ lớn, tác động cả phía
cung và phía cầu; có mục tiêu trọng tâm, trọng điểm, xác định đúng đối tượng
cần hỗ trợ để giải quyết những vấn đề cấp bách, tránh dàn trải, lãng phí nguồn
lực gắn với trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, người đứng đầu và cấp ủy,
chính quyền các cấp.
4.
Chính sách, giải pháp hỗ trợ phải khả thi, kịp thời, hiệu quả, thời gian thực
hiện chủ yếu trong 2 năm 2022 và 2023 với lộ trình thích hợp để nâng cao năng
lực phòng, chống dịch COVID-19, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; nguồn
lực đưa ra có khả năng giải ngân, hấp thụ nhanh.
5.
Huy động, phân bổ và quản lý hiệu quả các nguồn lực; cân đối hợp lý giữa các
vùng, miền, địa phương, lĩnh vực, đối tượng ưu tiên; dễ thực hiện, dễ kiểm tra,
giám sát, đánh giá; chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm, trục lợi chính
sách; bảo đảm hiệu quả, công bằng, công khai, minh bạch.
1.
Phục hồi, phát triển nhanh hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy các động
lực tăng trưởng, ưu tiên một số ngành, lĩnh vực quan trọng, phấn đấu đạt mục
tiêu của giai đoạn 2021 - 2025: tăng trưởng GDP bình quân 6,5 - 7%/năm, chỉ
tiêu nợ công dưới mức cảnh báo Quốc hội cho phép tại Nghị quyết số
23/2021/QH15, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; giữ vững ổn định
kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn trong trung hạn và dài hạn.
2.
Tiết giảm chi phí, hỗ trợ dòng tiền, bảo đảm tính chủ động, tạo thuận lợi cho
doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và người dân.
3.
Phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả; bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của
người dân, nhất là người lao động, người nghèo, người yếu thế, đối tượng chịu
ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn
xã hội.
Chính sách hỗ trợ Chương
trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội
1.
Chính sách tài khóa:
1.1.
Chính sách miễn, giảm thuế:
1.2.
Chính sách đầu tư phát triển:
Tăng
chi đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước tối đa 176 nghìn tỷ đồng, tập
trung trong 2 năm 2022 và 2023, bao gồm:
a)
Về y tế:
Bố
trí tối đa 14 nghìn tỷ đồng để đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp, hiện đại hóa
hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng, trung tâm kiểm soát bệnh tật cấp vùng, nâng
cao năng lực phòng, chống dịch bệnh của viện và bệnh viện cấp trung ương gắn
với đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực y tế, sản xuất
vắc-xin trong nước và thuốc điều trị COVID-19;
b)
Về an sinh xã hội, lao động, việc làm:
-
Cấp cho Ngân hàng Chính sách Xã hội tối đa 5 nghìn tỷ đồng, bao gồm cấp bù lãi
suất và phí quản lý 2 nghìn tỷ đồng để thực hiện chính sách cho vay ưu đãi
thuộc Chương trình; hỗ trợ lãi suất tối đa 3 nghìn tỷ đồng cho đối tượng vay
vốn theo các chương trình tín dụng chính sách có lãi suất cho vay hiện hành
trên 6%/năm;
-
Đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng và hiện đại hóa các cơ sở trợ giúp
xã hội, đào tạo, dạy nghề, giải quyết việc làm tối đa 3,15 nghìn tỷ đồng;
c)
Về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh:
-
Hỗ trợ lãi suất (2%/năm) tối đa 40 nghìn tỷ đồng thông qua hệ thống các ngân
hàng thương mại cho một số ngành, lĩnh vực quan trọng, các doanh nghiệp, hợp
tác xã, hộ kinh doanh có khả năng trả nợ, có khả năng phục hồi; cho vay cải tạo
chung cư cũ, xây dựng nhà ở xã hội, nhà cho công nhân mua, thuê và thuê mua;
-
Cấp vốn điều lệ cho Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch tối đa 300 tỷ đồng;
d)
Về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng:
Bổ
sung tối đa 113,55 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước để phát triển
kết cấu hạ tầng: giao thông, công nghệ thông tin, chuyển đổi số, phòng, chống
sạt lở bờ sông, bờ biển, bảo đảm an toàn hồ chứa nước, thích ứng biến đổi khí
hậu, khắc phục hậu quả thiên tai;
đ)
Việc lựa chọn và phân bổ vốn cho các dự án thuộc Chương trình phải bảo đảm giải
ngân vốn của Chương trình trong 2 năm 2022 và 2023, và tuân thủ các nguyên tắc,
tiêu chí sau đây:
-
Ưu tiên phân bổ vốn cho các dự án quan trọng quốc gia, các dự án trong danh mục
Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 đang triển khai thực hiện,
có khả năng hoàn thành sớm nhưng chưa được bố trí vốn hoặc chưa được bố trí đủ
vốn;
-
Trường hợp bố trí vốn cho các dự án nằm ngoài danh mục Kế hoạch đầu tư công
trung hạn giai đoạn 2021 - 2025: chỉ bố trí cho các dự án quan trọng, cấp
thiết, có tác động lan tỏa, có khả năng giải ngân nhanh và hấp thụ ngay vào nền
kinh tế, phù hợp với quy hoạch, sử dụng nguồn vốn hiệu quả, bảo đảm khả năng
cân đối vốn để hoàn thành dự án trong giai đoạn 2022 - 2025; đối với một số dự
án mới có ý nghĩa quan trọng với phát triển kinh tế - xã hội thì ưu tiên hỗ trợ
giải phóng mặt bằng;
-
Các dự án phải bảo đảm đủ thủ tục đầu tư theo quy định;
-
Bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng, hài hòa giữa các vùng, miền, địa
phương, lĩnh vực.
1.3.
Chính sách tài khóa khác:
a)
Hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động có quan hệ lao động, đang ở thuê, ở
trọ, làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực kinh tế trọng
điểm (sử dụng khoảng 6,6 nghìn tỷ đồng từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân
sách trung ương năm 2021);
b)
Tăng hạn mức bảo lãnh Chính phủ đối với trái phiếu phát hành trong nước cho
Ngân hàng Chính sách Xã hội tối đa 38,4 nghìn tỷ đồng để cho vay hỗ trợ giải
quyết việc làm; học sinh, sinh viên; các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài
công lập; cá nhân vay mua, thuê mua nhà ở xã hội, xây dựng mới hoặc cải tạo,
sửa chữa nhà ở theo chính sách về nhà ở xã hội; thực hiện Chương trình mục tiêu
quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền
núi giai đoạn 2021 - 2030.
2.
Chính sách tiền tệ:
a)
Điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ để góp phần giữ
vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ
chức tín dụng, hỗ trợ tích cực cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội;
nghiên cứu để giữ ổn định tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn,
tính toán hợp lý tỷ lệ dự trữ bắt buộc, thực hiện nghiệp vụ thị trường mở, tái
cấp vốn, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục tiết giảm chi phí hoạt động để
phấn đấu giảm lãi suất cho vay khoảng 0,5% - 1% trong 2 năm 2022 và 2023, nhất
là đối với lĩnh vực ưu tiên;
b)
Tiếp tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, miễn, giảm lãi vay
đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, theo dõi sát diễn biến kinh
tế, thị trường tiền tệ để có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phù hợp,
đồng thời bảo đảm an toàn hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng;
c)
Điều tiết thanh khoản phù hợp, tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ giải ngân cho các
đối tượng thụ hưởng gói hỗ trợ lãi suất;
d)
Điều tiết tiền tệ hợp lý, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa, tạo điều
kiện thuận lợi cho việc phát hành trái phiếu Chính phủ và để các tổ chức tín
dụng tiếp tục đầu tư trái phiếu Chính phủ;
đ)
Sử dụng tối đa 46 nghìn tỷ đồng từ các nguồn tài chính hợp pháp khác để nhập
khẩu vắc - xin, thuốc điều trị và thiết bị, vật tư y tế phục vụ phòng, chống
dịch COVID-19 trong trường hợp cần thiết;
e)
Tiếp tục tái cấp vốn đối với Ngân hàng Chính sách Xã hội để cho người sử dụng
lao động vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất cho người lao
động, bảo đảm tính khả thi và tổ chức triển khai nhanh trong thực tế. Cân đối
giải pháp về tiền tệ hỗ trợ Chương trình với tổng thể phương án cơ cấu lại các
ngân hàng được kiểm soát đặc biệt.
3.
Chính sách khác:
Áp
dụng các chính sách khác để thực hiện Chương trình tập trung trong 2 năm 2022
và 2023, bao gồm:
a)
Sử dụng khoảng 5 nghìn tỷ đồng từ Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam để
phát triển hạ tầng viễn thông, internet, trong đó sử dụng 1 nghìn tỷ đồng để
trang bị máy tính bảng thực hiện Chương trình “Sóng và máy tính cho em”;
b)
Giải quyết các vướng mắc trong quy định về nội dung chi và quản lý Quỹ Phát
triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp; sử dụng khoảng 5 nghìn tỷ đồng để
đổi mới công nghệ, ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học công nghệ,
thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; giải mã
công nghệ; mua thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu cho đổi mới công nghệ, phục
vụ trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
1.
Để có nguồn lực thực hiện các chính sách tài khóa hỗ trợ Chương trình, cho phép
tăng bội chi ngân sách nhà nước trong 2 năm 2022 và 2023 bình quân 1% - 1,2%
GDP/năm (tối đa 240 nghìn tỷ đồng), trong đó: năm 2022, tăng khoảng 1,1% GDP
(tối đa 102,8 nghìn tỷ đồng) so với dự toán đã được Quốc hội quyết định; năm
2023, Chính phủ tổng hợp kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước chung cho cả
phần tăng thêm của Chương trình và của năm 2023, trình Quốc hội xem xét, quyết
định theo quy định.
Nhu
cầu nguồn lực cần được tính toán cụ thể trên cơ sở tận dụng tối đa các nguồn
lực sẵn có, các nguồn tăng thu, tiết kiệm chi của ngân sách trung ương và khả
năng giải ngân để xây dựng phương án huy động phù hợp từng thời điểm thông qua
các công cụ sau đây:
a)
Phát hành trái phiếu Chính phủ, bảo đảm nguyên tắc phối hợp chặt chẽ trong điều
hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác, giữ
vững ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường tài chính, tiền tệ và bảo đảm các cân
đối lớn; phù hợp với khả năng trả nợ, giải ngân, khả năng hấp thụ của nền kinh
tế, bảo đảm hiệu quả, tránh lãng phí. Ưu tiên phát hành trái phiếu Chính phủ
trong nước bằng nội tệ, kỳ hạn phát hành bình quân có thể dưới 9 năm trong 2
năm 2022 và 2023. Trường hợp cần thiết phát hành bằng ngoại tệ, Chính phủ báo
cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định trước khi triển khai;
b)
Vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi nước ngoài theo hình thức hỗ
trợ cân đối ngân sách;
c)
Trong trường hợp cần thiết, Chính phủ báo cáo cấp có thẩm quyền cho phép vay từ
các nguồn tài chính hợp pháp khác phù hợp và hoàn trả khi có nguồn trong kế
hoạch tài chính - ngân sách nhà nước hằng năm hoặc các nguồn khác theo quy
định; cho phép phát hành trực tiếp trái phiếu Chính phủ cho Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam.
2.
Đẩy mạnh các biện pháp khác để khai thác các nguồn lực, bao gồm:
a)
Sử dụng tối đa, hiệu quả các nguồn lực trong các kế hoạch trung hạn giai đoạn
2021 - 2025; tiết kiệm, tiết giảm tối đa các khoản chi, điều chỉnh linh hoạt
giữa các nhiệm vụ, khoản mục chi trong phạm vi thẩm quyền. Quản lý chặt chẽ các
nguồn thu, phấn đấu tăng thu, triệt để tiết kiệm chi ngân sách nhà nước; đẩy
mạnh lộ trình cải cách thuế, chống thất thu, chuyển giá, trốn thuế, giảm tỷ lệ
nợ đọng thuế; hiện đại hóa hệ thống thuế, hải quan, kho bạc nhà nước, triển
khai hóa đơn điện tử, tận dụng các dư địa tăng thu ngân sách nhà nước, nhất là
dư địa tăng thu đối với các giao dịch số xuyên biên giới và các dịch vụ trên
nền tảng số đang được cung cấp cho người tiêu dùng tại Việt Nam; triệt để thu
hồi các khoản kinh phí chi thường xuyên chậm phân bổ, chậm triển khai;
b)
Sử dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách, công cụ phù hợp để huy động thêm
nguồn lực thực hiện Chương trình; xây dựng phương án tăng thuế tiêu thụ đặc
biệt đối với một số mặt hàng cần hạn chế tiêu dùng để kịp thời áp dụng trong
thời gian thực hiện Chương trình; đẩy nhanh việc cổ phần hóa, thoái vốn nhà
nước tại các doanh nghiệp nhà nước, nguồn vốn từ tổ chức Công đoàn và các tổ
chức chính trị - xã hội; rà soát lại các quỹ tài chính ngoài ngân sách nhà
nước, năng lực đầu tư của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước để có
kế hoạch huy động, sử dụng phù hợp; nghiên cứu có giải pháp huy động nguồn vốn
ủy thác từ ngân sách địa phương cho Ngân hàng Chính sách Xã hội; quan tâm lồng
ghép hiệu quả và đẩy nhanh giải ngân các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương
trình mục tiêu hỗ trợ đầu tư y tế cơ sở tại các địa phương.
1.
Cho phép Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền xem xét,
quyết định việc chỉ định thầu trong 2 năm 2022 và 2023 đối với các gói thầu tư
vấn, gói thầu phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, gói thầu thực hiện đền bù, giải
phóng mặt bằng và tái định cư, gói thầu xây lắp của các dự án quan trọng quốc
gia, các dự án hạ tầng quan trọng có quy mô lớn, cấp bách về hạ tầng giao thông
và y tế thuộc Chương trình; các nhà thầu thực hiện các gói thầu quy định tại
khoản này đến khi hoàn thành dự án. Trình tự, thủ tục thực hiện chỉ định thầu
thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
2.
Trong 2 năm 2022 và 2023, nhà thầu thi công không phải thực hiện thủ tục cấp
Giấy phép khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường nằm trong
Hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng phục vụ dự án hạ tầng giao thông quan trọng
quốc gia thuộc Chương trình; việc khai thác mỏ khoáng sản quy định tại khoản
này được thực hiện đến khi hoàn thành dự án. Nhà thầu thi công có trách nhiệm
thực hiện đánh giá tác động môi trường; chịu sự quản lý, giám sát đối với việc
khai thác, sử dụng khoáng sản; nộp thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ bảo vệ,
cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật.
3.
Trong 2 năm 2022 và 2023, cho phép Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc
phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh của địa phương có đủ năng lực, kinh
nghiệm quản lý và có văn bản đề xuất làm cơ quan chủ quản thực hiện các đoạn
tuyến đường cao tốc theo hình thức đầu tư công đi qua địa bàn thuộc Chương
trình (trừ Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai
đoạn 2021 - 2025 do Bộ Giao thông vận tải là cơ quan chủ quản thống nhất quản
lý) trên cơ sở đã sử dụng tối đa năng lực của Bộ Giao thông vận tải. Cơ quan
chủ quản quy định tại khoản này được thực hiện các đoạn tuyến đường cao tốc đến
khi hoàn thành dự án./.
Hoàng Duy tổng hợp