Hỗ trợ - Hotline +(84)43 9428 106

Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi): Sẽ có tác động tích cực về dài hạn đối với thị trường bảo hiểm

Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) cấm các doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư kinh doanh trực tiếp bất động sản. Còn đối với công ty mẹ và các công ty thành viên cùng trực thuộc công ty mẹ, thì việc có được trực tiếp đầu tư kinh doanh bất động sản hay không sẽ tùy thuộc vào việc họ có phải là một pháp nhân có ngành nghề đăng ký kinh doanh bao gồm lĩnh vực bất động sản hay không; chứ không phụ thuộc vào việc hệ sinh thái của họ có doanh nghiệp bảo hiểm.

Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi): Sẽ có tác động tích cực về dài hạn đối với thị trường bảo hiểm

Những điểm mới mang tính đột phá

Bà Nguyễn Thu Hà – Trưởng phòng Phân tích, Trung tâm Phân tích và Tư vấn đầu tư, Công ty CP Chứng khoán SSI (SSI Research) cho biết Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) (sau đây gọi tắt là “Luật mới”) sẽ có tác động tích cực về dài hạn đối với thị trường bảo hiểm.

Điểm quan trọng nhất là Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) được xây dựng với tinh thần xuyên suốt là các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ tự chủ hơn trong hoạt động kinh doanh, trong đó các cơ quan quản lý sẽ không can thiệp quá sâu về mặt kỹ thuật vào hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm như trước đây.

Thay vào đó, vai trò của cơ quan quản lý sẽ là ưu tiên quản lý giám sát, thúc đẩy tính minh bạch và sự phát triển lành mạnh của thị trường bảo hiểm. Một trong những ví dụ có thể kể đến là việc đưa ra tỷ lệ an toàn vốn cùng với các yêu cầu khắt khe hơn về việc công bố thông tin.

Luật Kinh doanh bảo hiểm mới sẽ có tác động tích cực về dài hạn đối với thị trường bảo hiểm. Với những thay đổi về mô hình quản lý vốn, có thể sẽ có áp lực tăng vốn tại một số công ty bảo hiểm nhất định. Tuy nhiên, các quy định này có giai đoạn chuyển tiếp 5 năm, tạo một khoảng thời gian đệm giữa khung pháp lý và việc áp dụng trong hoạt động thực tế (2023 – 2027).

Mặc dù còn những tồn tại về mặt hiệu quả và khả năng sinh lời nhưng dư địa tăng trưởng về dài hạn của thị trường bảo hiểm Việt Nam là rất lớn. Đặc biệt, môi trường lãi suất tăng cũng sẽ có tác động tích cực đến tỷ suất đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm do phần lớn tài sản đầu tư của doanh nghiệp này là tiền gửi ngân hàng và trái phiếu.

Mặc dù vậy, hiện tại chúng tôi vẫn chưa thấy rõ được một giải pháp để cải thiện cấu trúc tổng thể của thị trường, do lợi nhuận hiện tại không được phân bổ hợp lý trong toàn bộ chuỗi giá trị của ngành. Trong khi các công ty môi giới bảo hiểm được hưởng biên lợi nhuận cao vào thời điểm hiện tại, các công ty kinh doanh bảo hiểm đang phải chịu gánh nặng với việc giải quyết bài toán quản lý chi phí (từ định phí bảo hiểm, cấp đơn, chi phí bán hàng, hoa hồng cho đến việc quản lý hợp đồng và quản lý bồi thường cũng như tránh trục lợi bảo hiểm) và khả năng sinh lời ở mức thấp.

Cũng theo bà Nguyễn Thu Hà: Luật mới đã bổ sung một số điều khoản mới để hướng dẫn cho các công ty bảo hiểm, đồng thời sửa đổi một số quy định trước đây để tránh nhầm lẫn khi áp dụng trong thực tế.

Đồng thời, việc trao quyền tự chủ lớn hơn cho doanh nghiệp bảo hiểm cũng sẽ giúp họ chủ động hơn và đảm bảo hiệu quả tốt hơn trong hoạt động kinh doanh.

Tuy nhiên, chúng tôi chưa kỳ vọng về một sự thay đổi mang tính đột phá trong hiệu quả kinh doanh do yếu tố về mặt cấu trúc thị trường như đã nói ở trên.

Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) cấm doanh nghiệp bảo hiểm trực tiếp đầu tư kinh doanh bất động sản, chứ không cấm các hoạt động đầu tư cổ phiếu bất động sản, hay đầu tư trụ sở kinh doanh/cho thuê một phần trụ sở kinh doanh chưa hoạt động hết.

Mặc dù còn những tồn tại về mặt hiệu quả và khả năng sinh lời nhưng dư địa tăng trưởng về dài hạn của thị trường bảo hiểm Việt Nam là rất lớn. Đặc biệt, môi trường lãi suất tăng cũng sẽ có tác động tích cực đến tỷ suất đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm do phần lớn tài sản đầu tư của doanh nghiệp này là tiền gửi ngân hàng và trái phiếu.

 

Và những tác động tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp?

Khi được hỏi về sự tác động về việc Luật Kinh doanh bảo hiểm mới không cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh bất động sản đối với kết quả kinh doanh các doanh nghiệp bảo hiểm hiện nay, Bà Nguyễn Thu Hà cho biết: Cần phải làm rõ là Luật mới cấm doanh nghiệp bảo hiểm trực tiếp đầu tư kinh doanh bất động sản, chứ không cấm các hoạt động đầu tư cổ phiếu bất động sản, hay đầu tư trụ sở kinh doanh/cho thuê một phần trụ sở kinh doanh chưa hoạt động hết. Hiện tại, các doanh nghiệp bảo hiểm, đặc biệt là khối phi nhân thọ, có mạng lưới chi nhánh/điểm kinh doanh rộng khắp cả nước. Các bất động sản mà họ sở hữu thường là để làm trụ sở kinh doanh. Họ cũng có thể cho thuê một phần trụ sở kinh doanh chưa hoạt động hết. Do đó, bà Hà cho rằng, quy định mới này không có tác động lớn đến kết quả kinh doanh các doanh nghiệp bảo hiểm.

Ngoài ra, việc không được đầu tư kinh doanh bất động sản là thực hiện theo Khoản 1, Điều 10 Luật Kinh doanh bất động sản. Theo đó, tổ chức, cá nhân muốn đầu tư kinh doanh bất động sản thì phải thành lập doanh nghiệp đầu tư bất động sản. Vì vậy, bản thân doanh nghiệp bảo hiểm không được phép trực tiếp đầu tư vào bất động sản. Đối với công ty mẹ và các công ty thành viên cùng trực thuộc công ty mẹ, thì việc có được thực hiện trực tiếp đầu tư kinh doanh bất động sản hay không sẽ tùy thuộc vào việc họ có phải là một pháp nhân có ngành nghề đăng ký kinh doanh bao gồm lĩnh vực kinh doanh bất động sản hay không; chứ không phụ thuộc vào việc hệ sinh thái của họ có doanh nghiệp bảo hiểm.

Theo số liệu từ Trung tâm Phân tích và tư vấn đầu tư Công ty Chứng khoán SSI (SSI Research), tổng doanh thu phí bảo hiểm trong quý I/2022 đạt 55,5 nghìn tỷ đồng (tăng +14,6% so với cùng kỳ 2021), trong đó doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ lần lượt đạt 38,4 nghìn tỷ đồng (tăng +14,6%) và 17 nghìn tỷ đồng (tăng +14,7%). Trong khi đó, doanh thu phí khai thác mới giảm lần thứ 2 trong nhiều năm (đạt 10,8 nghìn tỷ đồng, giảm -9,8% so với cùng kỳ 2022).

Lý giải về diễn biến này, các chuyên gia của SSI Research cho rằng, mức tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm là do nền cơ sở cao trong quý I/2021 (tăng +52% so với cùng kỳ 2020), cùng với nhu cầu bị dồn nén sau thời gian giãn cách trong năm 2020 và sự sụt giảm doanh số từ kênh đại lý trong quý I/2022 (giảm -23,4% so với cùng kỳ). Các chuyên gia này kỳ vọng, tốc độ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm sẽ tăng mạnh hơn trong quý III/2022 do nền cơ sở thấp trong quý III/2021.

Với mức tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm mạnh mẽ, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm của hầu hết các công ty bảo hiểm phi nhân thọ (ngoại trừ ABI, PTI) đều đạt kết quả khả quan (+28% so với cùng kỳ). Tỷ lệ bồi thường và tỷ lệ kết hợp đều duy trì ở mức thấp, mặc dù đã tăng từ đáy vào quý III/2021.

Mặt khác, theo đơn vị này, trong quý I/2022, thu nhập từ hoạt động đầu tư giảm -15%, do cả lãi suất huy động bình quân thấp hơn và các doanh nghiệp không còn nhiều lợi nhuận từ đầu tư cổ phiếu như trong quý I/2021. Nhìn chung, lợi nhuận sau thuế của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ giảm -1% so với cùng kỳ như dự kiến.

Cũng theo nhận định của các chuyên gia SSI Research, lợi nhuận đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm có thể sẽ bị ảnh hưởng trong quý II/2022. Theo đó, kết quả lợi nhuận quý II/2022 có thể sẽ không mấy khả quan đối với hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm, do diễn biến của thị trường chứng khoán không thuận lợi. “Ngoại trừ ABI, tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm đều có đầu tư cổ phiếu. Với việc thị trường chứng khoán sụt giảm so với đầu năm, các doanh nghiệp bảo hiểm có thể sẽ phải trích lập dự phòng cho các khoản đầu tư cổ phiếu làm ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng” - chuyên gia của SSI Research cho hay.

Cũng theo các chuyên gia này, mặc dù lãi suất tăng, nhưng tỷ lệ bồi thường sẽ quay lại mức bình thường và lợi nhuận từ đầu tư cổ phiếu sẽ không còn thuận lợi như 2021, do đó, tăng trưởng lợi nhuận trước thuế năm 2022 sẽ ở mức khả quan. Tác động của môi trường tăng lãi suất sẽ thể hiện rõ hơn ở tăng trưởng lợi nhuận năm 2023./.